THAY ĐỔI THỊ PHẦN GIÁO DỤC QUỐC TẾ ĐẾN NĂM 2025

website-translation-vietnamese-99

Tóm tắt:

Một báo cáo mới đây nhận định rằng 2 thị trường thu hút du học sinh quốc tế hàng đầu thế giới là Mỹ và Anh sẽ có chiều hướng giảm về thị phần đến năm 2025

Nguyên nhân là sự phát triển của những thị trường mới nổi khác và việc các sinh viên lựa chọn du học tại các quốc gia khác cùng thuộc khu vực kinh tế và địa lý của họ.

Trung Quốc được dự đoán vẫn là quốc gia dẫn đầu về số lượng sinh viên đi du học đến năm 2025, tiếp sau là Ấn Độ

Số lượng du học sinh tại các Thị trường trong khu vực Đông Nam Á, Châu Phi cận Sahara và Trung Đông cũng được dự báo tăng trưởng mạnh mẽ trong thập kỷ tới.

Một nghiên cứu mới đây của Hội đồng Anh nhận định rằng Trung Quốc sẽ vẫn là quốc gia dẫn đầu trong việc gửi sinh viên quốc tế tới các quốc gia khác đến năm 2025, tiếp sau đó là Ấn Độ. Đây cũng là bước tăng trường  lớn nhất trong vòng 10 qua , Ấn Độ hiện có số lượng học sinh tuổi từ 18 – 22 bước vào giáo dục đại học là 119 triệu học sinh, tăng 3.9 triệu học sinh so với năm 2012. Và Trung Quốc là quốc gia lớn thứ 2 với 80 triệu học sinh , giảm từ 115 học sinh trong năm 2012.

Đây chỉ là dự đoán của hội đồng Anh, dựa trên những dữ liệu về nhân khẩu học và kinh tế của Liên Hiệp Quốc và tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD). Báo cáo này được đưa ra với sự hợp tác của kinh tế Oxford và được phát hành vào tháng 12/2015.

Ngoài dự báo về việc gửi sinh viên đến các thị trường nước ngoài, nghiên cứu cũng chỉ ra thực trạng của những quốc gia điểm đến, và thấy rằng hiện tại 2 thị trường thu hút du học sinh quốc tế hàng đầu thế giới là Mỹ và Anh sẽ có chiều hướng giảm đến năm 2025. Theo một ước tính, về thị phần  du học sinh đến Mỹ  đã giảm từ 28% năm 2001 xuống 22% năm 2014. Tuy nhiên, về số lượng du học sinh lựa chọn du học Mỹ vẫn tăng trưởng đều đặn trong thời gian này. Trên thực tế, Mỹ đã ghi nhận sự tăng trưởng tuyển sinh trong năm 2014/2015 là lớn nhất trong vòng 35 năm qua. Sự thay đổi trong thị phần là do có sự xuất hiện và phát triển của những thị trường điểm đến khác.

Trong khi Mỹ và Anh suy giảm về thị phần, thì các thị trường mới nổi khác đang có chiều hướng gia tăng. Nhiều sinh viên đã lựa chọn du học tại các quốc giá cùng thuộc khu vực kinh tế và địa lý của mình. Vị dụ, 26% sinh viên Ả Rập đã lựa chọn du học tại các quốc gia trong khu vực Trung Đông, con số này vào năm 1999 là 12%, và trong năm 2007, 42% sinh viên Châu Á học ở nước ngoài lựa chọn ghi danh vào các tổ chức giáo dục tại Châu Á, tăng từ 36% của năm 1999.

tải xuống

Nhân khẩu học, thu nhập tăng, và một nền kinh tế chuyển dịch toàn cầu

Nhân khẩu học ( đặc biệt là số lượng dân số trẻ)  và thu nhập của hộ gia đình là 2 yếu tố mang tính truyền thống  quyết định đến việc lựa chọn con đường du học của sinh viên từ quốc gia này sang quốc gia khác, bởi:

  • Một quốc gia có tỷ lệ dân số trẻ cao, nhiều khả năng nhu cầu đối với giáo dục đại học cũng sẽ cao và có thể so sánh được năng lực trong nước.
  • Thu nhập hộ gia đình trung bình cao, đó sẽ là những gia đình có khả năng gửi con em họ ra nước ngoài học tập.

Những yếu tố trên chính là những yếu tố quan trọng trong những năm gần đây khi mà sinh viên đến từ Châu Á, Châu Phi gửi sinh viên đến các điểm đến du học hàng đầu như Anh, Mỹ, Úc, Canada, New Zealand, Đức và Pháp. Nhưng thị trường toàn cầu đang phát triển, dẫn đến việc có rất nhiều các yếu tố khác hiện nay đang có những ảnh hưởng tích cực tới du học sinh.

Đầu tiên,  đã có thêm rất nhiều các quốc gia nâng cao năng lực giáo dục đại học trong nước và trở thành những điểm đến du học trọng điểm, đặc biệt là tại Châu Á. Đây một trong những lý do Trung Quốc giờ đây đã gia nhập những thị trường điểm đến cho sinh viên quốc tế, và sinh viên Châu Á có nhiều cơ hội du học gần với đất nước của mình. Tính đến năm 2014, thị phần các thị trường du học hàng đầu thế giới như sau: Hoa Kỳ (22%),  Anh (11%), Trung Quốc (8%),  Đức (7%), Pháp (7%), Úc (6%), Canada(6%).

Trong tạp chí, Times Higher Education (THE) BRICS và xếp hạng các nền kinh tế mới nổi 2016, Trung Quốc chiếm 5 trong số 10 tổ chức hàng đầu, bao gồm Đại học Bắc Kinh, Đại học  Thanh Hoa, Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc, Đại học Chiết Giang, Đại học  Giao thông Thượng Hải.

Do đó, theo dự đoán của Hội đồng Anh, Trung Quốc có thể vẫn dẫn đầu trong việc gửi sinh viên du học tại các nước khác trong năm 2025, nhưng đồng thời cũng sẽ tiếp nhận một lượng sinh viên quốc tế đông đảo hơn bao giời hết. Các tổ chức giáo dục Trung Quốc đã ghi danh gần 380.000 sinh viên quốc tế trong năm 2014, đứng thứ 1 tại Châu Á, và chính phủ đã đặt ra mục tiêu nâng con số này lên 500.000 vào năm 2020.

Yếu tố thứ 2 ảnh hưởng đến thu hút học sinh quốc tế là những thay đổi đáng kể trong kinh tế toàn cầu.

Báo cáo 2015 của PricewaterhouseCoopers (PwC), Thế giới năm 2050:Sức mạnh kinh tế toàn cầu có tiếp tục thay đổi ? , Ước tính rằng, chỉ trong một vài thập kỷ tới, thế giới sẽ có rất nhiều thay đổi trong các bảng xếp hạng toàn cầu về nền kinh tế của  các quốc gia. Nó nhấn mạnh rằng Trung Quốc đã vượt qua Mỹ vào năm 2014 để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới về sức mua PPP (một thước đo GDP về khác biệt mức giá giữa các nước), và Trung Quốc được dự đoán sẽ vượt GDP của Mỹ về tỷ giá thị trường hối đoái MER vào năm 2028.

Dự báo đáng chú ý khác từ PwC bao gồm:

  • Ấn Độ sẽ là nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới vào năm 2050 tính theo PPP và thứ 3 khi đo GDP qua MER.
  • Các nền kinh tế mới nổi Mexico và Indonesia sẽ lớn hơn so với Anh và Pháp tính theo PPP vào năm 2030
  • Nigeria và Việt Nam dự kiến sẽ là các nền kinh tế lớn phát triển nhanh nhất đến năm 2050.

Theo báo cáo của Hội đồng Anh, thu nhập của hộ gia đình  trong 1 thập kỷ tới  sẽ có mức tăng trưởng rất ấn tượng, dẫn đầu là Sri Lanka ( 5.8%), Việt Nam ( 5.5%), Ấn Độ ( 5.3%), Uzbekistan (5,3%), Trung Quốc (5,1% ), Bangladesh (4,7%) và Indonesia (4,3%).

Với mức tăng trưởng thu nhập như vậy, đặc biệt là khi liên quan đến  việc mở rộng tầng lớp trung lưu tại các thị trường mới nổi, đã được chứng minh là một động lực chính về nhu cầu giáo dục đại học.

Báo cáo chỉ ra rằng, “Việc mở rộng nhanh chóng nhất trong tầng lớp trung lưu đang được diễn ra rõ ràng ​​ở châu Á, và đặc biệt là ở Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam, Thái Lan và Malaysia. Trong thực tế, vào năm 2030 cứ hai trong số ba người thuộc tầng lớp trung lưu sẽ là từ châu Á Thái Bình Dương và một tỷ người tại Trung Quốc sẽ hội đủ điều kiện lớp giữa.  Tính đến năm 2009, 23% chi tiêu lớp trung lưu toàn cầu đến từ châu Á, và điều này được dự kiến ​​sẽ tăng đến 59% trong năm 2030. ”

ONU_Estadistica

Bùng nổ – và suy giảm – dân số trẻ

Châu Á và Châu Phi sẽ tiếp tục  là khu vực có tỷ lệ dân số trẻ cao trong 10 năm tới và xa hơn nữa, Châu Phi cũng được dự báo sẽ vượt qua Châu Á về mật độ dân số trẻ vào năm 2078.

Dự báo dân số ở độ tuổi 18 – 22 sẽ tập trung tại những thị trường trọng điểm sau:

  • Ấn Độ: 119 triệu (tăng từ 115 triệu năm 2012);
  • Trung Quốc: 80 triệu (giảm từ 115 triệu năm 2012);
  • Indonesia: 24 triệu (tăng từ 20,3 triệu trong năm 2012);
  • Nigeria: 23 triệu (tăng từ 16 triệu trong năm 2012);
  • Ethiopia: 13 triệu (tăng từ 9,4 triệu vào năm 2012).

Trong khi đó, tại một số nước như Nga,  Hàn Quốc, Đức, Ý và Nhật Bản tỷ lệ dân số trẻ sẽ giảm dần.  Chúng ta có thể mong đợi vào sự nỗ lực tuyển sinh quốc tế của các quốc gia này khi họ đang tìm cách bù đắp sụt giảm của tuyển sinh trong nước với số lượng lớn sinh viên quốc tế Những nỗ lực này sẽ đẩy mạnh chất lượng đào tạo giáo dục không chỉ ở những khu vực mới nổi mà ngay cả những thị trường sẵn có, gia tăng cơ hội du học cho những sinh viên cùng khu vực.

Theo: ICEF Monitor.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top