Cách viết một lá thư giới thiệu cuốn hút

THƯ GIỚI THIỆU

Là một giáo viên tiếng Anh đồng thời cũng là cố vấn đại học làm việc tại một trường trung học phổ thông, tôi may mắn có được quyền hạn và trách nhiệm để viết thư giới thiệu cho học sinh của mình. Ban đầu tôi chỉ có được lòng nhiệt thành giúp đỡ những cô cậu học trò của mình mà chẳng có một ý niệm nào rõ ràng và chính xác về những gì nên viết để một bức thư giới thiệu trở nên hoàn hảo cả. Nếu chỉ nói đến những phẩm chất tốt và thành tích nổi bật của học sinh, thì sẽ là quá ngắn và sẽ chẳng còn gì để nói nữa trong phần còn lại của bức thư, và chắc rằng bức thư giới thiệu đó sẽ quá đỗi bình thường?!

Để trả lời câu hỏi này, tôi đã nghiên cứu cách viết một bức thư giới thiệu từ cả hai phía: dựa trên kinh nghiệm của các giáo viên cố vấn tại các trường trung học phổ thông và các chỉ tiêu của các cán bộ tuyển sinh tại trường đại học. Tôi cũng đã đọc hàng chục lá thư giới thiệu, từ những lá thư giới thiệu hay mà ủy ban tuyển sinh đại học rất thích, đến những lá thư được cho là tầm thường, để chắc lọc kinh nghiệm cho bản thân.

Bài viết này phản ánh những kinh nghiệm quan trọng nhất mà tôi học được qua việc nghiên cứu những lá thư giới thiệu và quá trình hỗ trợ học sinh của mình tiến vào đại học. Tôi tin đây chính xác là những gì cần phải có ở một lá thư giới thiệu hay và hiệu quả nhằm gia tăng cơ hội của học sinh mình khi dự tuyển đại học.

Đầu tiên, chúng ta hãy có một cái nhìn sâu sắc hơn về mục đích của một bức thư giới thiệu, được viết để gửi đến một ủy ban tuyển sinh.

Mục tiêu: Mục đích của một bức thư giới thiệu là gì?

dart hit the dead centre of target

Bộ phận tuyển sinh ở các trường đại học đánh giá rất cao một bức thư giới thiệu. Đặc biệt trong quá trình tuyển chọn, trong số hàng ngàn ứng viên có trình độ ngang nhau, đang cạnh tranh nhau cho một số lượng tuyển sinh hạn chế của các trường đại học, thư giới thiệu có thể là khác biệt duy nhất giúp một ứng viên tiến một bước dài đến cánh cửa đại học mình muốn. Theo William Fitzsimmons trưởng khoa tuyển sinh đại học Harvard, thư giới thiệu là “cực kỳ quan trọng” và được đọc với một sự “chăm sóc tuyệt vời” (thường được chiếu lên màn hình lớn trước cả hội đồng!).

Tại sao phải vậy, các cán bộ tuyển sinh đang tìm kiếm điều gì ở một bức thư giới thiệu? Có hai điểm chính. Đầu tiên đó phải là một bức thư có chiều sâu, quá trình phát triển của học sinh phải được trình bày một cách chi tiết để làm nổi bật cả về kỹ năng học tập lẫn phẩm chất cá nhân. Là một giáo viên cố vấn, bạn đang ở trong một vị trí tuyệt vời để có thể nhận xét về một học sinh với năng lực, tính sáng tạo, và thái độ học tập của cá nhân học sinh đó.

Ngoài ra, bạn có thể những phẩm chất tốt khác của một học sinh, về sự trung thực, lòng thiện tâm, và các kỹ năng lãnh đạo tập thể. Đây là sự sâu sắc cần được đáp ứng cho một ủy ban tuyển sinh. Một cái nhìn toàn diện về quá trình học tập và hoạt động trong lớp học cũng như bên ngoài cái câu lạc bộ, đời sống cần được trình bày một cách chi tiết. Nó cũng có thể giúp học sinh tự đánh giá bản thân của mình, thay đổi để thích nghi hơn với môi trường đại học.

Điều tiếp theo mà các ủy ban tuyển sinh thường tìm kiếm là tiềm năng của học sinh, để đóng góp tích cực cho cộng đồng đại học, cũng như để thành công sau khi tốt nghiệp. Trong một bức thư giới thiệu, bạn có thể nói rõ niềm tin của bạn về sự thành công của học sinh mình về hoạt động học tập cũng như thành tích về hoạt động xã hội trong tương lai.

Nhìn chung, có một số điểm chung (mặc dù điều này có thể khác nhau đôi chút do từng cá nhân quyết định) cần có ở một bức thư giới thiệu hay là một số phẩm chất đặc biệt gây ấn tượng với cán bộ tuyển sinh và hứa hẹn sự thành công ở trường đại học. Một số những phẩm chất đó là niềm đam mê học tập, siêng năng, kỹ năng giao tiếp, năng động, năng khiếu đặc biệt và khả năng lãnh đạo.

Nếu như những phẩm chất tốt của học sinh  được trình bày một cách rõ ràng và thuyết phục, thì một lá thư giới thiệu có thể rất có ích để tiếp bước học sinh đến với cánh cửa đại học với một nền tảng vững chắc. Thêm vào đó, nó còn phản ánh năng lực của giáo viên cố vấn của học sinh đó.

Tất nhiên, sẽ không có một học sinh nào là hoàn thiện về mọi mặt. Điều đó không đúng. Nên an toàn nhất, một bức thư giới thiệu cũng nên có những mặt còn hạn chế của một học sinh. Cần phải có sự phối hợp giữa cái xuất sắc và mặt hạn chế để có một bức thư giới thiệu trung thực nhất có thể. Dù bạn là tầm thường so với những người xuất sắc nhưng tính trung thực sẽ là một điểm nổi bật để bạn khác biệt so với phần còn lại. Vì vậy, hãy nhớ rõ những gì cần phải trình bày trong một bức thư giới thiệu để làm cho nó đặc biệt và hiệu quả?

Làm thế nào để viết một lá thư giới thiệu hiệu quả và thuyết phục

Một lá thư giới thiệu hiệu quả và thuyết phục sẽ lấy đi của bạn thời gian và sự đầu tư về mặt tư duy. Vì hội đồng tuyển sinh sẽ xem xét một bức thư giới thiệu trên từng con chữ, cách sử dụng từ ngữ và sự trôi trải của bức thư. Đầu tiên, nội dung thuyết phục là điều cần thiết nhất cho một lá thư giới thiệu?

sales-persuasion-techniques

Nội dung chủ chốt 

Có lẽ cách tốt nhất để viết một bức thư giới thiệu là đừng viết những gì không nên viết. Một lá thư giới thiệu không chỉ đơn giản là trình bày lại quá trình lên lớp của một học sinh, các câu lạc bộ học sinh đó tham gia, và giải thưởng mà học sinh đó nhận được. Tất cả những sự kiện liên quan quá trình phát triển của học sinh đều nên có trong hồ sơ dự tuyển của học sinh đó.

Chỉ lặp lại lý lịch của học sinh là điều sai lầm lớn nhất dẫn đến một lá thư giới thiệu tồi. Cán bộ tuyển sinh đang hy vọng một lá thư giới thiệu cho họ những hiểu biết sâu sắc về nhân vật ứng tuyển đại học, chứ không phải là một mớ dữ liệu chung có thể bắt gặp ở bất kỳ ứng viên nào.

Nói thế không có nghĩa là người giới thiệu không nên đề cập đến những gì một học sinh đã đạt được hoặc tham gia vào, nhưng họ không nên liệt kê tất cả các thành tựu thành một danh sách dài không thôi. Thay vào đó, các nhà tuyển sinh có thể quan tâm đến những điểm mấu chốt cần làm rõ trong quá trình đó hoặc là một câu chuyện có ý nghĩa về học sinh đó.

Ví dụ, bạn có thể viết về Michael, có tư tưởng và sự đấu tranh mạnh mẽ cho tính bình đẳng và giáo dục đã giúp ông thành lập một liên minh có tên “Gay-Straight” tại trường. Bằng cách này, bạn đang sẽ có được một việc làm có ý nghĩa và đáng ngưỡng mộ, cái mà một học sinh đã thực hiện được để minh chứng về lời nói và động cơ của mình trong một bức thư giới thiệu. Nói nhiều về sự đóng góp của Michael cho GSA là một minh họa đơn giản và hiệu quả để nói rằng ông là một người yêu sự bình đẳng và công bằng xã hội.

Vì vậy, nếu muốn trình bày thành tích học tập và các hoạt động phong trào của học sinh vào thư giới thiệu, thì nên ghi những gì? MIT đã cung cấp một số những câu hỏi mà cán bộ tuyển sinh quan tâm nhất và muốn câu trả lời cho một lá thư giới thiệu. Những câu hỏi này là hướng dẫn hữu ích cho người cố vấn ở trường trung học phổ thông để viết thư giới cho bất kỳ đại học nào.

  • Tình trạng sinh sống, các mối quan hệ của học sinh đó như thế nào?
  • Học sinh có chứng minh được khả năng giải quyết rủi ro và có khả năng tiến xa hơn trong học tập hay không?
  • Người nộp đơn có năng khiếu, tài năng, hoặc kỹ năng lãnh đạo không?
  • Người nộp đơn có tính cầu tiến?
  • Động lực thúc đẩy của người ứng tuyển là gì?
  • Tính tương tác với giáo viên? Với các sinh viên khác?
  • Cá tính và kỹ năng xã hội của học sinh đó như thế nào?
  • Những gì làm bạn ấn tượng về người này?
  • Đã từng có kinh nghiệm vượt qua thất bại?
  • Thành phần gia đình như thế nào?

Một người giới thiệu không nhất thiết phải trả lời tất cả những câu hỏi này, nhưng đây là điểm khởi đầu tuyệt vời cho những ý tưởng về một bức thư giới thiệu hay. Họ sẽ hình dung được, chuyển trọng tâm từ danh sách những gì một học sinh đã làm sang cách thức mà một học sinh đã làm những việc đó là như thế nào, điều này sẽ phản ánh trí tuệ, kỹ năng cụ thể hay tài năng, niềm đam mê, và cá tính của học sinh. Một số phẩm chất ấn tượng khác bao gồm kỹ năng giao tiếp, tính tháo vát, và sáng tạo giải quyết vấn đề. Ủy ban tuyển sinh thường cũng chọn lựa ứng viên cho các vị trí lãnh đạo và khả năng cộng tác với những người khác trong một môi trường tương tác và đa dạng khi học tập tại trường.

Ngoài những phẩm chất cá nhân, người viết thư có thể đề cao những hoàn cảnh khó khăn hoặc thách thức mà học sinh đã phải đối mặt hoặc vượt qua. Đây có thể là điều có ý nghĩa đặc biệt để giải thích về sự vượt khó và đạt được thành tích học tập hiện tại. Tôi cũng sẽ viết cả về gia đình của học sinh, chỉ khi học sinh tôi thoải mái chia sẻ nó.

Cuối cùng, một người viết thư giới thiệu có thể bày tỏ một chút sự hiểu biết của mình về ngôi trường mà học sinh họ ứng tuyển. Nếu ngôi trường ấy có thứ hạng đặc biệt và cạnh tranh thì bạn có thể thể hiện sự niềm tin của bạn vào khả năng của học sinh của mình có thể thích nghi nhanh chóng và phát triển trong một môi trường học tập nghiêm ngặt. Nếu bạn là một cựu học sinh của trường đó, thì càng dễ hơn nữa để bạn có thể khẳng định sự tin tưởng của bạn rằng học sinh của mình sẽ là một ứng viên vô cùng phù hợp.

Các thư giới thiệu xuất sắc thường cho cái nhìn sâu sắc về định hướng của học sinh, học thức, động lực và phẩm chất cá nhân. Là một người viết thư, bạn sẽ phải trả lời câu hỏi làm thế nào bạn có thể viết đúng và đủ về sinh viên của mình một cách chân thành, thực tế, và thuyết phục. Một trong những cách tốt nhất để thực hiện điều này là tập trung những lời văn của bạn dựa trên những gì tốt nhất của học sinh mình.

Làm nổi bật ưu điểm quan trọng nhất của học sinh.

Remarkable

Làm nổi bật Chủ đề quan trọng nhất

Bạn không thể cứ lặp lại mỗi chủ đề lớp học, câu lạc bộ, và giải thưởng cũng như lý lịch của học sinh, bạn cũng không cần phải nói về chất lượng học tập của mỗi học sinh để khẳng định họ xuất sắc. Trong thực tế, học sinh gương mẫu không nhất thiết là mẫu người mà     các trường đại học danh tiếng đang tìm kiếm. Bên cạnh việc gia tăng chất lượng đầu vào, họ sẽ tìm kiếm những học sinh xuất sắc trong hầu hết các môn. Nhưng những gì họ thực sự đánh giá cao là những học sinh tiềm năng, đầy hứa hẹn cho từng lĩnh vực cụ thể và riêng biệt.

Việc có được một năng khiếu trong một lĩnh vực nhất định sẽ cho thấy niềm đam mê, sự cống hiến, và khả năng duy trì tập trung dài hạn. Như PrepScholar đồng sáng lập đại học Harvard và cựu sinh viên Harvard – Allen Cheng viết, các trường hàng đầu đang tìm kiếm những sinh viên có năng lực thay đổi thế giới. Họ đang mong có được thành tựu lớn, và những mầm ươm tốt nhất cho việc đó chưa hẳn nằm ở những bạn học sinh có thành tích xuất sắc ở trường trung học. Vì vậy ban tuyển sinh sẽ đặc biệt ấn tượng bởi một hồ sơ có khiếu trong khoa học, viết luận, điền kinh, hoặc bất cứ tiềm năng nào mà bạn học sinh ấy có thể có được.

Tất nhiên, không phải tất cả hoặc thậm chí đa số sinh viên ứng tuyển vào các trường Ivy League, nhưng thông điệp takeaway vẫn được xem là khuôn mẫu. thư giới thiệu không phải là tấm giấy khen của học sinh nơi mà tất cả mặt tốt của họ được phơi bày. Thay vào đó, bạn có thể phát hoạ cụ thể một bức tranh và làm nổi bật những phẩm chất quan trọng nhất để ban tuyển sinh có thể thấu hiểu người học sinh và những động cơ của họ.

Một số bức thư có thể làm nổi bật một học sinh như là một học giả hàng đầu, trong khi những người khác có thể nhận xét học sinh của mình với các kỹ năng lãnh đạo đầy hứa hẹn. Một số có thể tập trung vào niềm đam mê của học sinh đối với công việc tình nguyện, hoặc tài năng của học sinh mình trong diễn xuất, nghệ thuật, âm nhạc, hoặc thể thao. Đối với những học sinh có kinh nghiệm quốc tế, người giới thiệu có thể say sưa về đa dạng văn hóa, quan điểm toàn cầu của họ hay sự trưởng thành, tự lập và sự tinh tế.

Một số học sinh khác có thể đã phải vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, và các giáo viên viết thư giới thiệu có thể nói chuyện với học sinh của mình nhằm hiểu hơn về khả năng vượt qua khó khan và sức mạnh của họ để tồn tại đến ngày nay. Như đã đề cập ở trên, tôi đề nghị thảo luận về nội dung này với học sinh để đảm bảo bạn ấy thoải mái chia sẻ nó với giáo viên hội đồng tuyển sinh. Nói tóm lại, một người giới thiệu có thể suy nghĩ có trách nhiệm về một danh sách dài các tài sản tốt nhất của học sinh (với sự trợ giúp của sơ yếu lý lịch của học sinh và một bảng thành tích), và biến chúng thành những chủ đề quan trọng nhất cần có trong bức thư giới thiệu.

Bạn sẽ làm gì nếu học sinh đã không chứng minh được thành tích nào của mình trong một lĩnh vực cụ thể, nhưng bạn muốn tiếp bước người học sinh ấy để khám phá khả năng của mình trong môi trường đại học? Trong trường hợp này, bạn có thể tập trung viết về năng lực và tiềm năng của học sinh ấy để có thể phát triển hơn nữa, những thứ mà bạn nhìn thấy được từ người học sinh ấy. Đồng thời, hãy cẩn thận với cách sử dụng từ ngữ, vì nó có thể gây những điều nhầm lẫn khác nhau giữa những cán bộ tuyển sinh khác nhau. Nếu bạn thực sự cảm thấy không thể hoặc không đủ điều kiện để viết được một bức thư giới thiệu cho học sinh của mình thì bạn nên thận trọng từ chối hoặc đề xuất người khác tốt hơn có thể viết bức thư đó cho học sinh.

Một khi bạn đã chọn được những chủ đề quan trọng nhất để làm nổi bật về một học sinh, bạn có thể nghĩ về những câu chuyện cụ thể, kinh nghiệm, hoặc quan sát cụ thể để chứng minh những điểm mạnh của học sinh mình. Tốt nhất nên giới thiệu và dẫn giải, chứ không chỉ là “nói.

Mang lá thư của bạn vào cuộc sống thực với những câu chuyện có ý nghĩa.

Cho ví dụ cụ thể

Câu nào sau đây sẽ cho bạn cảm giác thích hơn?

a) Kate là một nhà văn hay.

b) Kate có lối hành văn và kỹ năng phân tích rất tốt, tôi sẽ trích dẫn những luận điểm của cô ta để trình bày trong bài thuyết trình về giới tính của tôi tại Jane Eyre, như là ví dụ về một công trình có chất lượng bậc nhất cho học sinh, trong các lớp Tiếng Anh học thuật của tôi trong tương lai.

Câu thứ hai sử dụng từ ngữ mạnh mẽ hơn, nhưng quan trọng hơn nó cho một ví dụ cụ thể, qua đó chứng minh rằng Kate có kỹ năng viết tốt. Nó giải thích những lý do mà các giáo viên kết luận rằng Kate là một nhà văn hay. Nó cho thấy Kate có thể duy trì sự tập trung trong một dự án dài hạn và gây ấn tượng cho các giáo viên tuyển sinh rất nhiều. Một hình mẫu sinh viên có khả năng làm luận án của mình trở thành một mô hình cấp trường.

Những bức thư giới thiệu tốt nhất đều hỗ trợ học sinh mình bằng cách khen ngợi họ, viết về một sinh viên với những câu chuyện và quan sát cụ thể.

Làm cho lá thư thú vị hơn và giúp học sinh đến gần với chỉ tiêu của các giáo viên tuyển sinh. Các giáo viên có thể được ngồi cả đêm để đọc và thông qua các đơn ứng tuyển. Điều cuối cùng họ muốn tuyệt đối không phải là những bức thư giới thiệu nhàm chán, chung chung bình thường như tất cả những người khác, mà đó là những câu chuyện thú vị về những cô cậu sinh viên tương lai.

Việc sử dụng những câu chuyện cụ thể, trên thực tế, cũng có đủ cơ sở hơn để đánh giá học sinh. Những gì một giáo viên viết về một học sinh thì chớ nên xem thường. Do đó việc chia sẻ những câu chuyện và quan sát để minh rằng bạn đã biết học sinh mình rất lâu sẽ giúp đánh giá của bạn là đáng tin cậy đối với giáo viên tuyển sinh.

Hãy xem xét các cụm từ và tính từ sẽ trình bày để bức thư trở nên rõ ràng nhất và mạnh mẽ nhất.

Sử dụng từ mạnh mẽ

Như với bất kỳ một cách viết văn nào, thư giới thiệu tốt nhất phải hùng hồn, rõ ràng, và không rơi vào việc sáo rỗng. Tiến cử một ai đó với một trái tim chân thật đầy nhiệt sẽ tránh khỏi một cái ngáp dài ngao ngán từ người tuyển sinh, mà chỉ để lại không gì ngoài ấn tượng của học dành cho học sinh của mình.

Việc thay thế từ thường diễn ra trong giai đoạn kiểm tra lại và sửa lỗi. Kiểm tra xem bạn đã viết thú vị và sáng tạo đến mức nào. Giữ vững một hướng đi tốt đẹp, đi sâu vào sự đồng cảm với học sinh, với những việc họ đã làm. Có lẽ bạn đã thực hiện được một tác phẩm trí tuệ khó nhằn, nhưng hãy sửa lại nó cho hoàn hảo thêm nữa nhé.

Một số từ và cụm từ có thể được sử dụng để mô tả những điểm mạnh học tập của sinh viên bao gồm: sâu sắc, tinh tế, thích khám phá, quan sát, sáng tạo, hoặc chủ động trong việc giải quyết một vấn đề cụ thể. Những từ ngữ khác dung để làm nổi bật điểm mạnh cá nhân và chuyên nghiệp bao gồm: trưởng thành, linh hoạt, rộng lượng, cảm thông, lãnh đạo, nhạy bén, đạo đức, năng động, đầy tham vọng, tháo vát, và kỹ năng giao tiếp mạnh mẽ.

Cán bộ tuyển sinh phải đọc hàng trăm, thậm chí hàng ngàn thư giới thiệu, và họ đang cố hết sức loại bỏ càng nhiều thư mắc sai xót càng tốt. Hãy chú ý với cách diễn đạt của bạn để bạn không vô tình nhắc đến một cái gì đó tiêu cực về học sinh. Ví dụ, một cụm từ như “dẫn đến hậu quả” hoặc “xuất sắc trong hoạt động cá nhân” có nghĩa là học sinh chỉ lo cho riêng mình và khó khăn khi làm việc với những người khác.

Tính xác thực là điều quan trọng hơn hết, bạn không phải lo lắng quá nhiều về những gì một cán bộ tuyển sinh có thể suy nghĩ. Bạn cũng có thể điều chỉnh những suy nghĩ này với cụm từ của bạn mà. Đơn giản chỉ cần liệt kê những điểm nổi bật nhất bằng các tính từ so sánh nhất phù hợp với việc đánh bóng thành tích của học sinh.

Một kỹ thuật thứ hai mà có thể gây ấn tượng với cán bộ tuyển sinh là việc sử dụng một thứ hạng cao.

Hãy nghĩ về các báo cáo xếp hạng:

Carla là học sinh năng khiếu toán học và làm chủ hầu hết các kiến thức tôi đã dạy trong hai mươi năm của tôi ở trường trung học phổ thông.

James là một trong ba sinh viên hàng đầu mà tôi phải nhắc đến trong sự nghiệp giảng dạy của mình.

Một cái gì đó ấn tượng, về thứ hạng, giống như trên, chắc chắn sẽ là một tác động mạnh vào niềm tin của ban tuyển sinh với học sinh ứng tuyển, đặc biệt là nếu nó xuất phát từ một giáo viên có tiếng tại trường trung học của học sinh ấy. Nếu học sinh ứng tuyển cho một trường chuyên hay học viện Ivy League, một thành tích cáo có thể là một bước tiến dài hướng tới niềm tin cho thành tích và phẩm chất xuất sắc của học sinh trong tương lai.

Mặt khác, một thứ hạng như “trên trung bình” hoặc “nỗ lực tương đối mạnh so với các học sinh cùng chan lứa” có thể không giúp ích nhiều. Nếu học sinh của bạn thực sự có một thành tích với thứ hạng cao, thì bạn hãy mạnh dạn mà viết nó vào thư đề nghị.

Ngoài một bảng xếp hạng, có một vài thành phần quan trọng khác có thể đưa vào thư giới thiệu của bạn. Bạn có thể sáng tạo và tùy chỉnh thư của bạn với từng học sinh, có một vài mẫu thông tin thiết yếu mà bạn nên nhắc đến trong tất cả các thư giới thiệu của bạn.

Bao quát tất cả các yếu tố cần thiết.

shutterstock_128298659

Tất cả các thông tin cần thiết

Có một vài thành phần cần thiết cần được nhắc đến trong tất cả các thư giới thiệu mà tôi đã viết. Đầu tiên là một trích ngang rõ ràng về người học sinh bạn đang viết thư giới thiệu cho. Bạn có thể tùy chỉnh thư của mình tuỳ vào mỗi trường đại học thì tốt hơn. Thứ hai, bạn nên nói rõ bạn là ai, vị trí của mình tại trường, và các mối quan hệ bạn có được với đơn vị nộp đơn.

Nếu bạn là một giáo viên tầm cỡ ở trường, thì điều này cho thấy bạn đã giảng dạy rất tốt và có trình độ để đánh giá học sinh. Cán bộ tuyển sinh thường thích các khuyến nghị từ các giáo viên có kinh nghiệm, và có quá trình theo dõi dài đối với học sinh của mình. Một giáo viên năm cuối cấp có lẽ sẽ không biết rõ rằng học sinh của mình thực sự rất tốt chưa, và các giáo viên đứng lớp khác cũng sẽ không biết gì về học sinh của mình trong quá khứ. Ngoại lệ duy nhất của luật này chính là các giáo viên năng khiếu của học sinh như các câu lạc bộ chẳng hạn.

Bạn có thể bắt đầu lá thư với một điểm nhấn sáng tạo và hấp dẫn, hoặc một đoạn giới thiệu đơn giản hơn, miễn là bạn có được những thành phần quan trọng trong thư giới thiệu của mình. Dưới đây là một vài ví dụ.

  •  ‘I have known Joe since 2012 in my position as Lincoln High School’s Biology teacher.’
  •  ‘I am delighted to write this recommendation for Rosa, whom I have known for two years as her Psychology teacher and academic advisor.’
  •  ‘Please accept this letter as my enthusiastic endorsement of Chris, the top student in my 11th grade AP Chemistry class.’

Sau khi giới thiệu về học sinh, mối quan hệ của bạn với học sinh ấy, và đoạn giới thiệu về bạn, bạn có thể đi vào để cung cấp cho ban tuyển sinh những đánh giá của bạn, trong khi vẫn giữ vững quan điểm của mình, song song đó bạn cần tập trung vào những chủ đề quan trọng và xây dựng những câu chuyện cụ thể, ngôn ngữ mạnh mẽ, và một bẳng thành tích đáng nể. Nếu bạn muốn cân bằng hơn bạn có thể trình bày một sô điểm hạn chế của học sinh một cách tích cực, tôi đề nghị bạn làm như vậy để hướng đến tính ôn hòa, có lẽ với một lời giải thích về khuyết điểm nào đó của học sinh bạn có thể biến nó thành một sức mạnh cho bức thư giới thiệu của mình.

Trong kết luận của bức thư, xác định lại sự ủng hộ của bạn cho các học sinh là một ý tưởng tốt, đồng thời bạn cũng cần nói về niềm tin về thành công của học sinh mình ở đại học. Ban tuyển sinh muốn xây dựng một lớp học có năng lực tốt, năng động và đa dạng với một loạt các năng khiếu. Bằng các chứng minh xác thực về tiềm năng của học sinh trong việc sẽ thành công và đóng góp cho trường đại học trong tương lai, bạn có thể làm an tâm các cán bộ tuyển sinh rằng học sinh của bạn là một sinh viên họ mong muốn có được cho ngôi trường của họ.

Cuối cùng, bạn có thể kết thúc bức thư của mình với thông tin liên lạc của bạn và một lời mời cộng tác, có thể gọi điện thoại hoặc gửi email cho bạn cho bất kỳ câu hỏi thêm. Hãy viết những thông tin ấy bằng chính chữ viết của mình một cách thật đẹp, và chào đón họ nếu học liên lạc với bạn.

Tóm lại nào, chúng ta hãy xem qua những việc cần phải làm và những việc không cần thiết trong quá trình viết một bức thư giới thiệu cho học sinh của mình để ứng tuyển vào đại học.

Những điểm chính cần nhớ

do-dont

Hãy nên:

  • Một bức thư giới thiệu hay sẽ bao gồm các nội dung quan trọng, xoay quanh người bạn đang giới thiệu, là ai, làm thế nào bạn biết được học sinh ấy, và dựa vào những điều kiện gì để bạn có thể đánh giá học sinh ấy.
  • Hãy nhiệt tình giới thiệu về học sinh của bạn, thảo luận về cả hai mặt thành tích học tập của học sinh và tiềm năng ở tính cách và cá tính của học sinh ấy.
  • Nêu bật một vài phẩm chất quan trọng mà bạn nghĩ là rất cần thiết cho cán bộ tuyển sinh hiểu về người học sinh ấy và những gì học sinh của bạn có thể hoàn thành trong tương lai.
  • Dẫn chứng cụ thể những câu chuyện, ví dụ để hỗ trợ cho sự đánh giá của bạn.
  • Hãy chú trọng việc lựa chọn từ ngữ của bạn, làm cho từ và cụm từ chắc chắn, mạnh mẽ và  tránh sáo rỗng.
  • Dẫn giải một thứ hạng cao và ấn tượng.
  • Kết thúc bằng một tuyên bố cam kết mạnh mẽ, có tầm nhìn về thành công tương lai của học sinh, và lời đề nghị ban tuyển sinh liên lạc với bạn nếu cần thiết.

Không nên:

  • Lặp đi lặp lại những điểm nhấn trong sơ yếu lý lịch hoặc các dữ liệu mang tính định lượng những điều mà đã có trong các giấy tờ khác trong cùng một hồ sơ ứng tuyển.
  • Khuôn mẫu và thiếu sáng tạo, khô khan trong lời văn và hạn chế trong nội dung.
  • Không có ví dụ để chứng minh những gì bạn nói về học sinh của mình.
  • Sử dụng ngôn ngữ một cách chung chung, nhạt nhẽo, vô tâmn thiếu tính chuyên nghiệp hoặc câu sáo ngữ.
  • Sử dụng một khuôn mẫu để viết thư giới thiệu tương tự cho nhiều học sinh, đặc biệt là nếu dành cho các học sinh ứng tuyển cho các trường tương tự nhau.
  • Đồng ý viết một bức thư giới thiệu, khi bạn không thể nắm rõ về học sinh của mình.

Kết luận lại, không phải tất cả học sinh đều có mối liên kết chặt chẽ với các giáo viên cố vấn, bởi lẽ có sự chênh lệch quá lớn giữa tỷ lệ học sinh và giáo viên. Để giúp cho bạn viết thư giới thiệu tốt hơn bạn cần đề nghị học sinh một số điều, học sinh có thể cung cấp một “bảng khoe khoang thành tích” của mình, họ cũng nên nói về mục tiêu của mình và điều gì là quan trọng với mình nhất, cũng như một sơ yếu lý lịch chi tiết nhất có thể. Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc thời gian để thảo luận với các sinh viên thì hãy cứ thẳn thắn làm điều đó. Hãy cởi mở để hai bên có thể làm việc một cách hiệu quả nhất có thể.

Nếu bạn cảm thấy khó khăn trong việc thu thập thông tin về học sinh của mình cũng như việc bạn cần phải viết một lá thư hấp dẫn và sâu sắc, thì bạn có thể nhờ học sinh đó giúp để gợi ra những suy nghĩ và cảm xúc cho bức thư, cũng như tạo thêm thời gian để làm quen với nhau hơn. Miễn là bạn có được những dữ liệu cần thiết, một mối quan hệ tương tác giữa thầy và trò tốt, những câu chuyện, và quan sát trực quan của bạn về người học sinh đó. Sau đó bạn có thể sử dụng các gợi ý và các ví dụ tập hợp chu đáo thành một quy trình nhất định, chỉnh sửa thư giới thiệu nhiều lần và  giúp học sinh của mình được nhận vào đại học. Thế là bạn đã thành công!

Khi bạn chấp nhận viết thư, hãy luôn nhớ nhiệm vụ của bạn: làm cho học sinh của mình nổi bật như một ứng cử viên độc đáo và ấn tượng, làm sáng tỏ cả hai phẩm chất trí tuệ và tính cách cá nhân, và cung cấp cho cán bộ tuyển sinh một cái nhìn toàn diện về người học sinh đó, sẽ một sinh viên nổi bật nếu được nhận vào.

Nguồn: ScholarshipPlanet

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top